Bảo tàng Đà Nẵng tại 42 Bạch Đằng đang được xây dựng có gì mới?

Sau Công viên APEC mở rộng, không lâu nữa, người dân Đà Nẵng sẽ có thêm một thiết chế văn hóa mới đó là Bảo tàng Đà Nẵng đang được xây dựng trên khu đất 42 – 44 Bạch Đằng và 31 Trần Phú. Bảo tàng Đà Nẵng mới là sản phẩm từ Cuộc thi "Phương án cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng" được Trung tâm Tư vấn kỹ thuật xây dựng thành phố Đà Nẵng tư vấn tổ chức.
Phối cảnh Bảo tàng Đà Nẵng tại 42 Bạch Đằng
Phối cảnh Bảo tàng Đà Nẵng tại 42 Bạch Đằng
Cuộc thi "Phương án cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng" được Trung tâm Tư vấn kỹ thuật xây dựng thành phố Đà Nẵng triển khai từ tháng 4/2019. Cuộc thi thu hút 14 đơn vị trong và ngoài nước đăng ký tham dự cuộc thi. Đơn vị Studiomilou Singapore (Singapore) đã đạt Giải nhất cuộc thi với phần thưởng trị giá 350.000.000 đồng.

Từ Kết quả cuộc thi, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Công trình cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng Đà Nẵng với tổng mức đầu tư gần 505 tỉ đồng.

 Bảo tàng Đà Nẵng sắp tới sử dụng cơ sở vật chất tại các khu đất 42 - 44 Bạch Đằng và 31 Trần Phú (gọi chung là khu 42 Bạch Đằng) với tổng diện tích 8.686 m2  (phía Bắc giáp đường Quang Trung, phía Nam giáp Thư viện tổng hợp, phía Tây giáp đường Trần Phú và phía Đông giáp đường Bạch Đằng) để di dời Bảo tàng Lịch sử TP Đà Nẵng đến khu vực này.

Định hướng nâng cấp khu 42 Bạch Đằng thành bảo tàng có quy mô lớn, vừa mang giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, vừa mang tính hiện đại tương xứng với tầm vóc của một đô thị lớn, trung tâm kinh tế của miền Trung, cửa ngõ giao thương quan trọng của đất nước; tháo dỡ toàn bộ tường rào tại khu vực và đề xuất các không gian trưng bày ngoài trời kết nối với quảng trường xung quanh Thành Điện Hải, Thư viện Tổng hợp và cảnh quan bờ Tây sông Hàn, trong đó lưu ý có giải pháp đậu đỗ xe và dừng đón trả cho khách tham quan, cho cán bộ nhân viên bảo tàng.

Bảo tàng Đà Nẵng trong tương lai gồm 04 khu vực Trưng bày:

1. Trưng bày thường xuyên: Gồm 4 phần với diện tích trưng bày
* Phần 1 - Dẫn nhập   
Mở đầu cho hệ thống trưng bày thường xuyên của nhà Bảo tàng Đà Nẵng là gian khánh tiết, chủ đề trưng bày bao gồm: Giới thiệu tổng quan về nội dung trưng bày, giới thiệu tổng quan về Đà Nẵng trong bối cảnh miền Trung và cả nước từ quá khứ đến hiện tại, bản đồ Đà Nẵng, sơ đồ tham quan bảo tàng, quầy thông tin.

* Phần 2 - Lịch sử thiên nhiên và con người Đà Nẵng
- Thiên nhiên: Giới thiệu những cảnh quan văn hóa tiêu biểu của Đà Nẵng. Địa hình đồng bằng trung du, vùng núi, sông biển, hải đảo. Khí hậu – thủy văn. Địa chất – khoáng sản. Hệ sinh thái rừng biển. Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Những cư dân đầu tiên: Sưu tập hiện vật khảo cổ học tiền sử, sơ sử dấu vết của con người tại Đà Nẵng.
- Bức tranh cư dân thời hiện đại: Quá trình tụ cư của các dân tộc tại Đà Nẵng hình thành diện mạo cư dân Đà Nẵng hiện tại.

* Phần 3 - Lịch sử phát triển đô thị Đà Nẵng
  - Chính quyền các thời kỳ: Phong kiến; Thuộc Pháp; Dưới thời Việt Nam Cộng hòa; Đà Nẵng sau năm 1975.
  + Tổ chức hành chính và bộ máy cai trị của Pháp ở Tourane, quá trình hình thành và phát triển đô thị hoá Đà Nẵng truớc năm 1945, sự thống trị của Pháp, sự cùng khổ của những người Lao động, sự tiếp biến văn hoá Việt - Pháp trong đời sống cư dân Đà Nẵng.
  + Quá trình hình thành và phát triển đô thị hoá Đà Nẵng 1945 – 1975, sự tiếp biến văn hoá Việt - Mỹ trong đời sống cư dân Đà Nẵng.
+ Đà Nẵng trong 10 năm sau ngày giải phóng, Đà Nẵng trong 30 năm đổi mới đất nước.
  - Kiến trúc và quy hoạch phát triển Đà Nẵng: Kiến trúc Đà Nẵng; Mạng lưới giao thông; Công nghiệp Đà Nẵng; Thương mại dịch vụ; Báo chí – Truyền thông; Đà Nẵng quy hoạch phát triển tương lai.
  - Lịch sử xã hội Đà Nẵng.
+ Đà Nẵng mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Trận chiến năm 1847; Trận chiến những năm 1858 – 1960.
+ Đà Nẵng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc: Thời kỳ các hoạt động phong trào Nghĩa hội và Duy Tân; Các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX; Các cuộc đấu tranh của công nhân; Tổ chức cơ sở Đảng cộng sản đầu tiên ở Đà Nẵng. Thị ủy Đà Nẵng và Đảng bộ Quảng Nam trong những năm 1930 – 1945; Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo của Đảng từ 1930 – 1945; Cách mạng tháng 8/1945 và thành lập chính quyền cách mạng thành phố Đà Nẵng.
+ Đà Nẵng trong 30 năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc và thống  nhất tổ quốc: Hệ thống chính trị, sức mạnh quân sự và sự kìm kẹp, đàn áp của Pháp - Mỹ; Củng cố và xây dựng chính quyền cách mạng; Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
- Đà Nẵng thành phố anh hùng: Chủ đề khái quát 117 năm chống ngoại xâm của nhân dân Đà Nẵng (1858- 1975) và quá trình xây dựng và phát triển của thành phố trong hoà bình; Giới thiệu những sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu; Giới thiệu các tập thể và cá nhân Anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và trong xây dựng.

  * Phần 4 - Văn hóa:
  - Văn hóa các dân tộc:
 + Văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền Quảng Nam - Đà Nẵng và khu vực miền Trung và Tây Nguyên
+ Trưng bày theo dạng tổ hợp mỗi nhóm dân tộc, nêu bật những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Nam và Đà Nẵng nhằm thể hiện rõ những đặc điểm về đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Cơ Tu, Xơ Đăng, Gié - Triêng, Co...
+ Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của người Việt.
+ Các không gian: Trang phục; Văn hoá ẩm thực; Âm nhạc; Sinh hoạt văn hoá cộng đồng; Văn hoá sản xuất.
  - Văn hóa biển: Biển và quá trình hình thành, phát triển đô thị cảng biển; Sinh thái biển thể hiện tính đa dạng về nguồn tài nguyên biển; Dấu ấn văn hoá biển Đà Nẵng; Lịch sử chủ quyền biển đảo; Tôn giáo tín ngưỡng biển miền Trung; Các kỹ thuật đóng tàu, thuyền và đi biển; Văn hóa ngư dân.
  - Văn hóa nông nghiệp: Thời tiền, sơ sử Đà Nẵng trong vùng lịch sử văn hoá xứ Quảng; Trưng bày các sưu tập cổ vật thuộc sở hữu của bảo tàng; Truyền thống nông nghiệp và cư dân bản địa Đà Nẵng; Ngành nghề thủ công truyền thống Đà Nẵng. 
  - Văn hóa đô thị: Nếp sống đô thị; ăn hóa kinh doanh.
  - Nghệ thuật trình diễn: Nghệ thuật dân gian truyền thống gồm: Bài chòi; Tuồng; Nghệ thuật hiện đại; Sân khấu; Ca nhạc.

  2. Nội dung trưng bày chuyên đề - Chứng tích chiến tranh của Mỹ và vùng lân cận:
  - Âm mưu và quá trình chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ.
  - Những cuộc hành quân càn quét bắn phá của lính Mỹ
  - Những cuộc thảm sát, bắn giết, cướp bóc, tra tấn.
  - Những cuộc ném bom hủy diệt
  - Thế giới ủng hộ chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam
  - Hồ sơ chiến tranh Việt nam
  - Những hoạt động từ thiện khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam

  3. Nội dung trưng bày chuyên đề ngắn hạn:
  - Các triển lãm phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa trước mắt của địa phương.
  - Giới thiệu các sưu tập hiện vật trong kho chưa trưng bày của bảo tang, hoặc các hiện vật mới sưu tập trong năm hay trong vài ba năm.
  - Trưng bày các chuyên đề ngắn ngày, các triễn lãm của các bảo tàng trong và ngoài nước.
  - Tổ chức hoạt động văn hóa dân gian, biểu diễn các hình thức hoạt động nghệ thuật truyền thống và trò chơi dân gian theo định kỳ.
  - Tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc theo định kỳ (có sự tham gia trực tiếp của đồng bào các dân tộc)

  4. Nội dung trưng bày ngoài trời:
  - Tạo dựng các không gian chơi và học cho các lứa tuổi thanh thiếu nhi.
  - Một số hiện vật chiến tranh có hình khối lớn như: máy bay, xe tăng, súng trường, bom đạn…. sử dụng trong kháng chiến.

Dưới đây là hình ảnh Bảo tàng Đà Nẵng đang được xây dựng:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Thanh Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn phòng:

107 Lê Sát, Hoà Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại:

0236.3621925

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây