Khảo sát địa chất công trình

Khảo sát địa chất công trình nhằm cung cấp đầy đủ số liệu về cấu trúc địa chất, các chỉ tiêu cơ lý đất đá, nước dưới đất của khu đất xây dựng công trình để cho đơn vị Tư vấn thiết kế có cơ sở lựa chọn phương án tính toán kết cấu và giải pháp nền- móng cho công trình hiệu quả về mặt kinh tế.
 
1. Khảo sát địa chất công trình là gì?
Là công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng…. Các dạng công tác chính trong khảo sát địa chất công trình bao gồm: khoan địa chất, đào, xuyên tĩnh, xuyên động, địa vật lý, nén tĩnh, nén ngang, cắt cánh….

2. Khảo sát địa chất công trình khi nào?
Công tác khảo sát địa chất công trình thường được tiến hành trước khi thiết kế nền móng công trình. Khảo sát địa chất công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thiết kế xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp, thiết kế xây dựng nhà cao tầng, công trình ngầm...

3. Khảo sát địa chất công trình ở đâu?
Khảo sát địa chất được thực hiện trên khoảnh đất dự kiến xây dựng công trình, tại nơi bố trí các công trình quan trọng, nơi đặt móng nhà, đài nước...

4. Tại sao phải khoan địa chất?
Khảo sát địa chất công trình cung cấp các thông tin nhằm:
- Cơ sở để thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình một cách hợp lý và tiết kiệm.
- Đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng.
- Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế - công trình của con người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận.

* Tại sao phải khảo sát địa chất, trong khi chúng tôi ép cọc và xác định được tải trọng trên đồng hồ đo tải?
- Đồng hồ đo tải chỉ cho tải trọng tức thời khi đang ép cọc (tải trọng giả). Theo thời gian đất ổn định lại, tải trọng thực của cọc sẽ thay đổi rất nhiều. Trong thực tế nhiều công trình, khi ép cọc dựa vào đồng hồ tải trọng thì đạt yêu cầu thiết kế, nhưng theo thời gian công trình vẫn bị nghiêng và lún nghiêm trọng. Đấy cũng là lý do tại sao các công trình lớn đều phải thử tải trọng của cọc theo thời gian để xác định lại tải trọng thực tế của cọc.
- Ngược lại, nếu ép cọc quá dư tải hoặc làm theo kinh nghiệm đã có từ công trình khác, vô tình gây lãng phí rất lớn chi phí phần móng không cần thiết. Đối với phần móng, nếu thiếu tải thì ta biết (công trình gặp sự cố sụp, nghiêng, lún...), còn nếu dư tải và gây lãnh phí thì ta không thể biết nếu không có thiết kế chuẩn theo điều kiện địa chất chính xác của công trình.
- Ngoài ra nhiều khu vực ép cọc không đạt được độ dài cần thiết do gặp tầng đất sét cứng. Và nhiều đầu cọc phải cắt bỏ phần dư gây lãng phí lớn về tiền bạc và thời gian, trong khi độ an toàn về nền móng vẫn không được đảm bảo.

5. Ưu điểm của việc khảo sát địa chất:
- Tính toán trước sức chịu tải của cọc trên đất nền theo thời gian, tránh rủi ro tải trọng giả.
- Xác định chính xác độ dài cọc cần đúc và điều kiện ép cọc hợp lý.
- Tránh lãng phí chi phí phần nền móng dư thừa do thiết kế quá dư tải trọng cần thiết.

6. Các công việc khảo sát địa chất công trình?
- Khoan địa chất lấy mẫu đất nguyên dạng tại công trình, bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm. Trung bình 02 mét lấy 01 mẫu đất.
- Kết hợp thí nghiệm tại hố khoan, trung bình 02 mét làm 01 thí nghiệm.
- Thí nghiệm 09 chỉ tiêu cơ lý trong phòng thí nghiệm cho mẫu đất nguyên dạng.
- Xác định độ sâu mực nước ngầm.
- Lập báo cáo khảo sát địa chất.

7. Yêu cầu mặt bằng để thực hiện công tác khảo sát địa chất?
- Diện tích mặt bằng trống tối thiểu: 4x4 m2.
- Chiều cao không gian tối thiểu: 6 m.

8. Quy trình khảo sát địa chất công trình?
- Đơn vị thiết kế hoặc chủ đầu tư cung cấp các thông tin về diện tích, quy mô công trình cho Phòng Tư vấn Khảo sát và Kiểm định.
- Phòng Tư vấn Khảo sát và Kiểm định cùng đơn vị thiết kế hoặc chủ đầu tư xác định khối lượng, vị trí và chiều sâu thăm dò.
- Tiến hành ký kết hợp đồng, tạm ứng và thống nhất ngày khởi công.
- Triển khai các công việc khảo sát địa chất.
- Bàn giao báo cáo khảo sát địa chất, chứng chỉ và hồ sơ liên quan.
- Thanh lý hợp đồng.

Chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM TƯ VẤN KỸ THUẬT XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Giám đốc Trung tâm: Thạc sĩ TRẦN VĂN NAM
- Trưởng phòng tư vấn Khảo sát và Kiểm định - Ths Trần Quốc Thịnh (0917.986.968)
- Địa chỉ: 107 đường Lê Sát, Phường Hoà Cường Nam, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
- Điện thoại: 0236.3621.927 - 0236.3797.925
- Email: tttvktxd@danang.gov.vn
- Website: http://tuvanxaydungdn.vn

 

Tác giả bài viết: Thanh Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn phòng:

107 Lê Sát, Hoà Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại:

0236.3621925

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây