Kiểm định chất lượng công trình xây dựng
Kiểm định chất lượng công trình nhằm đánh giá chất lượng xây dựng của công trình còn lại sau một thời gian sử dụng. Công tác kiểm định chất lượng hiện trạng công trình xây dựng là hoạt động độc lập nhằm đánh giá và xác định khả năng chất lượng công trình hiện tại phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho công trình và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình.
Kiểm định chất lượng công trình nhằm đưa ra được kết luận, kiến nghị công trình thuộc cấp nguy hiểm nào để cho Chủ đầu tư và đơn vị Tư vấn thiết kế tính toán lựa chọn phương án cải tạo hoặc xây mới công trình sao cho phù hợp nhất.
Kiểm định chất lượng công trình nhằm đánh giá kết cấu công trình về khả năng chịu tải hiện trạng của công trình để đề xuất các biện pháp gia cố, cải tạo công trình phù hợp khi chủ đầu tư có nhu cầu mở rộng, nâng cao hoặc tăng tải trọng cho công trình.
Căn cứ theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, nhiệm vụ của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng gồm:
1. Kiểm định chất lượng công trình – Kiểm định công trình nhằm phân tích đánh giá lại toàn bộ chất lượng công trình tính tới thời điểm hiện tại để đưa ra kết luận cho Chủ đầu tư về tình trạng của chất lượng của công trình phục vụ cho nhu cầu sử dụng an toàn hiện tại cho công trình và cải tạo mở rộng thêm công trình.
2. Kiểm định công trình nhằm phân tích đánh giá chất lượng công trình phục vụ cho công tác chuyển đổi công năng sử dụng, thay đổi tải trọng, tăng tĩnh tải, hoạt tải sử dụng, nâng tầng; Đánh giá mức độ an toàn chịu lực của kết cấu công trình sau khi chuyển đổi công năng sử dụng cho Chủ đầu tư;
3. Kiểm định chất lượng công trình nhằm đánh giá chất lượng còn lại của công trình sau khi xảy ra sự cố do các nguyên nhân khách quan, để đưa ra kết luận chất lượng công trình còn lại, tỉ lệ phần trăm chất lượng còn lại của giá trị công trình và tài sản;
4. Kiểm định công trình phục vụ kiểm kê hiện trạng, xác định giá trị của tài sản, công trình gắn liền với đất phục vụ công tác di dời;
5. Kiểm định công trình phục vụ cấp chứng nhận an toàn chịu lực nhà xưởng, đảm bảo an toàn tiếp tục đưa vào hoạt động sử dụng;
6. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ đánh giá sự cố công trình, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân gây lún, nứt, thấm ố, bong tróc, hư hại kết cấu; đánh giá độ an toàn kết cấu của các bộ phận kết cấu và toàn bộ công trình;
7. Kiểm định chất lượng công trình – Kiểm định công trình phục vụ đánh giá chất lượng công trình để hoàn công công trình; bảo trì nâng cấp công trình; gia cường công trình;
Quy trình kiểm định chất lượng công trình gồm:
Bước 1: Khảo sát đánh giá sơ bộ:
- Thu thập, kiểm tra hồ sơ hoàn công của cấu kiện, kết cấu, bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình cần kiểm định. Quan sát trực quan hiện trường những hư hỏng mới phát sinh và nhưng hư hỏng đã sửa chữa để đánh giá tình trạng của công trình, kiểm định kết cấu công trình.
- Lập đề cương kiểm định chất lượng công trình xây dựng, kiểm định kết cấu trình Chủ đầu tư phê duyệt.
- Lập dự toán các đơn giá kiểm đinh chất lượng công trình, kiểm định kết cấu trình Chủ đầu tư phê duyệt.
Bước 2: Khảo sát kiểm tra đánh giá chi tiết:
Thực hiện kiểm tra đánh giá hiện trạng của cấu kiện, kết cấu, toàn bộ công trình, hạng mục công trình để xác định các chỉ tiêu thông số kỹ thuật tại hiện trường công trình.
Bước 3: Thực hiện thí nghiệm kiểm tra:
Thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng cấu kiện, kết cấu công trình, kiểm định kết cấu. Công tác thí nghiệm có thể thực hiện ngay trên cấu kiện kết cấu công trình bằng phương pháp không phá hoại hoặc phương pháp lấy mẫu trực tiếp tại hiện trường.
Bước 4: Lập bảng phân tích số liệu, đánh giá kết quả.
- Lập bảng phân tích kết quả số liệu đo đạc và tiêu chuẩn đánh giá kết cấu công trình.
- Kiểm tra, lập mô hình tính toán kiểm tra theo kết quả số liệu thí nghiệm, đo đạc và tiêu chuẩn đánh giá kết cấu công trình.
- Đánh giá tổng hợp nhằm xác định khả năng làm việc của đối tượng cần kiểm định và tiêu chuẩn đánh giá kết cấu công trình.
Bước 5: Lập báo cáo kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
Báo cáo kiểm định chất lượng công trình xây dựng: sẽ trình bày mục đích kiểm định; Mô ta hạng mục công trình kiểm định, phụ lục hình ảnh kiểm định, kết quả khảo sát và tính toán kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, tình trạng hư hỏng của công trình (nếu có), đưa ra kết luận và kiến nghị giải pháp gia cố công trình.
Chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM TƯ VẤN KỸ THUẬT XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Giám đốc Trung tâm: Thạc sĩ TRẦN VĂN NAM
- Trưởng phòng tư vấn Khảo sát và Kiểm định - Ths Trần Quốc Thịnh (0917.986.968)
- Địa chỉ: 107 đường Lê Sát, Phường Hoà Cường Nam, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
- Điện thoại: 0236.3621.927 - 0236.3797.925
- Email: tttvktxd@danang.gov.vn
- Website: http://tuvanxaydungdn.vn
Tác giả bài viết: Thanh Minh